Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Vì sao Hòa Phát mua phải cổ phiếu bị thế chấp


Bầu Kiên bán 20 triệu cổ phiếu đã thế chấp tại ACB cho HPG. Công ty chứng khoán, tài chính, ngân hàng bị nghi tiếp tay.

264 đồng là giá trị cổ phiếu "ma" mà “bầu” Kiên bán cho HPG, một con số không hề nhỏ. Ai đã giữ vai trò trung gian để bảo lãnh cho “bầu” Kiên thực hiện giao dịch này.
Ngày 18/9, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố thêm 2 tội danh đối với ông Nguyễn Đức Kiên, tức bầu Kiên trong đó có tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Và theo những thông tin ban đầu thì tội danh trên được cho là liên quan tới một lượng lớn cổ phiếu của “bầu” Kiên đã thế chấp tại ACB nhưng lại được ông “bầu” này đem bán cho HPG.
Và thông tin trên cũng đã được chính đại diện của cả ACB và HPG lên tiếng về số lượng cổ phiếu trên. Cụ thể, ngày 24/9, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó tổng giám đốc HPG cho biết, công ty con của HPG đã nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần mà Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội đang nắm giữ tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát với tổng giá trị giao dịch là 264 tỷ đồng.
1 ngày sau khi thông tin trên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB đã lên tiếng khẳng định số cổ phần trên vẫn đang được ACB nắm giữ và việc cầm cố này đã được thực hiện đúng theo quy trình về cầm cố cổ phần quy định. ACB cũng đã thông báo với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để phong toả số cổ phần trên nhằm tránh việc chuyển nhượng trái phép của các bên.
Nói như vậy để thấy rằng, HPG đã dính “đòn đau” của bầu Kiên trong giao dịch này. Số tiền 264 tỷ đồng bằng 50% lợi nhuận của HPG trong 6 tháng đầu năm là một con số không hề nhỏ và rất có thể mất trắng số tiền trên bởi đơn giản, ACB đã làm đúng theo luật. Sự việc theo như đại diện của HPG khẳng định là vẫn còn đang chờ cơ quan điều tra làm rõ nhưng có thể thấy rằng, việc bầu Kiên bán được số cổ phần đã thế chấp cho HPG có nhiều dấu hiệu bất thường.
Thứ nhất, HPG là một trong những tập đoàn kinh tế lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nên chắc chắn không thể đi mua một món hàng mà không biết nguồn gốc món hàng đó ra sao và nó có tồn tại hay không được.
Thứ hai, bầu Kiên đã lấy gì để làm căn cứ thuyết phục HPG bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để mua số cổ phần trên, bởi thực tế, số cổ phần này ông đã mang đi cầm cố tại ACB rồi.
Thứ ba, bầu Kiên nổi tiếng, có uy trong giới ngân hàng nhưng không thể vì thế mà thực hiện việc mua bán cổ phần đã cầm cố bằng lòng tin, bằng chữ tín được. Vậy ai giữ vai trò là bên thứ ba bảo đảm hoặc đại diện ký kết cho giao dịch trên của bầu Kiên?
Đó là những vấn đề đang được đặt ra xung quanh giao dịch mua bán cổ phần giữa bầu Kiên với HPG. Trong đó, vấn đề thứ ba đang được dư luận xã hội quan tâm bởi thực tế, bầu Kiên không thể bàn giao số cổ phần thoả thuận bán cho HPG được bởi nó đã được thế chấp để vay vốn ở ACB. Còn nếu giao dịch trên vẫn được ký kết, thực hiện thì chắc chắn phải có một bên thứ ba giữ vai trò đảm bảo cho bảo cho “bầu” Kiên trước HPG.
Ai đã bắt tay với "bầu" Kiên trong giao dịch 20 triệu cổ phiếu với HPG.
Vậy bên thứ ba trong giao dịch “ma” trên là ai? Tính đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên nhưng nhận định trên là hoàn toàn có căn cứ.
Vấn đề này được thể hiện khá rõ tại điều 87 Luật doanh nghiệp.
Tại điểm 3, điều 87 Luật doanh nghiệp nêu rõ: cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 điều 86 của luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
Và tại điểm 5, điều 87 Luật doanh nghiệp: các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật này. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.
Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
Nhìn lại thị trường chứng khoán những năm gần đây, chúng ta thấy sự xuất hiện hàng tá các công ty chứng khoán do các ngân hàng thành lập ra. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi vào thời kỳ hoàng kim thì chứng khoán cùng với bất động sản được xem là những kênh đầu tư siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đây lại là những lĩnh vực đầu tư kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn lớn nên sân chơi này thu hút hầu hết các ngân hàng tham gia là điều dễ hiểu.
Từ đó để thấy rằng, với mối quan hệ thân thiết tại nhiều ngân hàng, bầu Kiên hoàn toàn có thể dùng cái mác “đại gia” của mình để tác động và kiếm được bên thứ ba giữ vai trò bảo đảm hoặc đại diện ký cho giao dịch “ma” của ông. Vấn đề đặt ra ở đây là ai đã giữ vai trò này và trách nhiệm của các bên liên quan đến giao dịch mua bán cổ phần giữa bầu Kiên và HPG sẽ như thế nào?
Vậy, ai là "đại diện ủy quyền" cho giao dịch này, sẽ có một công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng hoặc công ty đầu tư tài chính phải "xuất đầu lộ diện"!
Theo Petrotimes

Ngân hàng Á Châu lãi 1.607 tỷ đồng sau soát xét


Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của ACB tăng 11% trong nửa đầu năm 2012, đạt 12.723 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB - HNX) công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên hợp nhất năm 2012. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt 1.607 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 30/6/2012, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của ACB 12.723 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, chi phí lãi và các chi phí tương tự lên tới hơn 9.000 tỷ đồng đã khiến thu nhập lãi thuần của ACB chỉ còn 3.698 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Trong danh mục tiền và các khoản tương đương tiền, ACB hiện có tới 8.789 tỷ đồng trong ngân quỹ, tăng nhẹ 1% so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2011. Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm ưu thế với 56.231 tỷ đồng, dù vậy, mức này vẫn giảm 30,8%. Trong khi đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng hạ từ 5.075 tỷ đồng xuống còn 3.396 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tuy nhiên, chất lượng các khoản nợ xấu tại ACB lại có chiều hướng gia tăng khi danh mục nợ dưới chuẩn tăng 1,85 lần, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi, nợ cần chú ý tăng 2,6 lần còn nợ nghi ngờ cũng thêm 1,46 lần. Trong khi đó, nợ đủ tiêu chuẩn lại không biến động nhiều so với cùng kỳ năm trước, chốt tại 101,3 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Dù vậy, theo kế hoạch tài chính, ACB đã tăng cường chi thêm tiền cho các khoản dự phòng rủi ro. Riêng dự phòng cho vay khách hàng đạt mức cao nhất với 1.297 tỷ đồng, tăng 31,5% so với nửa đầu năm 2011. Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cũng được bổ sung thêm 24,8 tỷ đồng, lên 73,8 tỷ đồng.
Riêng các danh mục dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và đầu tư lại giảm đáng kể. Trong đó, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh xuống còn 27,4 tỷ đồng, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư cũng chỉ còn 27 tỷ đồng. Mức này của cùng kỳ năm 2011 đạt 198 tỷ đồng và 35 tỷ đồng theo thứ tự.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, lượng chứng chỉ tiền gửi bằng vàng do ACB phát hành đã tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, lượng chứng chỉ ngắn hạn chiếm ưu thế với 48.103 tỷ đồng, còn chứng chỉ trung hạn chỉ đạt 73,9 tỷ đồng, giảm 77,2%.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Theo lưu ý của kiểm toán, số dư tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác và tài sản có khác tại ngày 30/6/2012 của ACB là 718.908 triệu đồng. Khoản 36.523 triệu đồng là lãi phải thu của khoản tiền gửi này tại một ngân hàng thương mại cổ phần có phần lớn vốn góp từ Nhà nước đã quá hạn.
Tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, các số dư này vẫn đang được điều tra bởi cơ quan chức năng. Do đó, việc thu hồi các khoản này phụ thuộc vào quyết định của tòa án. Vì vậy, ngân hàng đã không trích lập dự phòng cho các khoản này tại ngày 30/6/2012.
Bên cạnh đó, ACB còn có số dư với 6 công ty được kiểm soát bởi một cổ đông của ngân hàng. Cổ đông này đã bị bắt giữ vào ngày 20/8/2012. Cơ quan chức năng đang kiểm tra các thông tin liên quan đến những số dư này từ ACB, bao gồm: các khoản cho vay khách hàng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác.
Các số dư này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới hình thức chủ yếu là thư bảo lãnh ngân hàng, cổ phiếu, tiền gửi và bất động sản.
Tường Vi

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tân chủ tịch ACB Trần Hùng Huy là ai?


Năm nay 34 tuổi, ông Trần Hùng Huy – con trai của ông Trần Mộng Hùng – hiện là người giàu thứ 33 trên TTCK.
Sau khi ông Trần Xuân Giá từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ACB, ông Trần Hùng Huy đã được HĐQT bầu làm chủ tịch.
Sinh năm 1978, ông Hùng Huy là người trẻ nhất trong HĐQT của ACB. Ông Huy là con trai của ông Trần Mộng Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB.
Bà Đặng Thu Thủy – vợ ông Hùng – hiện cũng đang giữ chức vụ Thành viên HĐQT của ngân hàng này.
Ông Trần Hùng Huy tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ, năm 2002, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ năm 2011. 

Ông Trần Hùng Huy là thành viên HĐQT của ACB từ năm 2006 và là Phó Tổng giám đốc của ngân hàng này từ năm 2008. Ngoài ra, ông Huy cũng là thành viên Hội đồng thành viên Công ty Chứng khoán ACB.
Ông Huy hiện sở hữu 28,7 triệu cổ phiếu ACB, trị giá 457 tỷ đồng. Do sự giảm giá của cổ phiếu ACB, tài sản của ông Huy đã giảm đi đáng kể.
Ông Trần Mộng Hùng đang sở hữu khoảng 16,5 triệu cổ phiếu.
Ông Trần Mộng Hùng rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT ACB từ tháng 3/2008
tuy nhiên, vợ và con ông Hùng vẫn giữ chức Thành viên HĐQT.
Quá trình công tác của ông Trần Hùng Huy
Từ năm 2006 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
Từ tháng 04 năm 2008 đến nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
Từ năm 2004 đến năm 2008 : Giám đốc Marketing Ngân hàng Á Châu.
Từ năm 2002 đến tháng 02 năm 2004 : Chuyên viên nghiên cứu thị trường Ngân hàng Á Châu.
KAL
Theo TTVN